Hãy cùng Khoa Bảng điểm qua NÀO!!
Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh là một món ăn từ Bắc Kinh được chế biến từ thời phong kiến. Đặc điểm của loại thịt này là lớp da mỏng và giòn, còn các phiên bản chính thống của món ăn thì phục vụ chủ yếu là da với ít thịt, được người nấu thái lát trước mặt thực khách. Vịt được nuôi trong điều kiện đặc biệt để làm món ăn này rồi giết thịt sau 65 ngày, và tẩm gia vị trước khi quay trong lò kín hoặc treo. Thịt vịt thường được ăn kèm hành lá, dưa leo và nước sốt đậu ngọt với bánh tráng. Đôi khi củ cải muối cũng có ở bên trong, và người ăn có thể sử dụng các loại nước sốt khác nhau, chẳng hạn như tương đen.
Sủi cảo
Sủi cảo (bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông "水餃", âm Hán Việt: thuỷ giáo),còn gọi là bánh tai hay bánh chẻo ("chẻo" bắt nguồn từ tiếng phổ thông Trung Quốc "餃子" jiǎozǐ, âm Hán Việt: giáo tử) là một loại bánh hấp của Trung Quốc phổ biến ở khu vực Đông Á . Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc.Được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây . Sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền hoặc rau chất đầy và cuốn trong một miếng bột bánh mỏng,sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp.
Tại Trung Quốc có nhiều câu chuyện dân gian khác nhau giải thích về nguồn gốc của sủi cảo và tên gọi của nó.
Theo truyền thống, sủi cảo được cho là phát minh vào thời nhà Hán (năm 25-220 sau Công Nguyên)bởi Trương Trọng Cảnh, một thầy thuốc y học cổ truyền nối tiếng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Sủi cảo ban đầu được gọi là "tai mềm" (tiếng Trung: 娇耳; bính âm: jiao'er) bởi nó được sử dụng để chữa chứng tê buốt tai. Trên đường về nhà vào mùa đông, Trương Trọng Cảnh thấy rất nhiều người bị chứng ê buốt tai bởi họ không có quần áo ấm và thực phẩm đầy đủ. Ông đã chữa trị cho những người nghèo này bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một vài loại thuốc làm ấm người trong một chiếc nồi, băm nhỏ chúng và đưa vào trong những tờ giấy gói bột nhỏ. Ông còn luộc những chiếc bánh hấp này và đưa chúng kèm bát canh đến người bệnh cho đến dịp Tết nguyên đán. Để đón mừng năm mới cũng như sự hồi phục sau chứng ê buốt tai, mọi người đã học công thức của vị thầy thuốc họ Trương để làm tai mềm.
Gà Kung Pao
Gà Kung Pao là một món ăn truyền thống của Ẩm thực Tứ Xuyên. Nổi tiếng với hương vị tươi, cay. Món ăn có hai phiên bản, phiên bản Tứ Xuyên truyền thống và phiên bản Tây hóa. Loại thứ hai phổ biến hơn ở Mỹ và một số nước phương Tây khác.
Trong phiên bản Tứ Xuyên gốc, Gà Kung Pao có đậu phộng hoặc hạt điều tươi.
Chả giò
Chả giò là một món ăn rất nổi tiếng mà phổ biến ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Đông Á. Ở Trung Quốc, có một số phiên bản tùy theo các vùng và cách nấu khác nhau.
Ở miền Đông và miền Bắc Trung Quốc, chả giò là một món ăn đặc biệt được phục vụ trong Tết Nguyên đán. Cuộn với bắp cải và các loại rau khác bên trong.
Lẩu
Lẩu là một món ăn rất phổ biến ở Trung Quốc ngày nay. Có nguồn gốc từ miền bắc , ngày nay phổ biến ở cả miền nam và miền bắc Trung Quốc. Lẩu ở tỉnh Tứ Xuyên nổi tiếng với nước súp cay. Lẩu ở miền bắc như Nội Mông nổi tiếng với thịt cừu. Đây cũng là một món ăn phổ biến trong các lễ hội, vì lẩu bùng nổ tượng trưng cho sự may mắn và hưng thịnh.
Đậu phụ Ma Bà
Theo sách "Phù dung thoại cựu lục" mô tả thì món ăn này xuất hiện vào thời Đồng Trị thời nhà Thanh (1874) do Trần Lưu Thị, còn được gọi là Trần Ma Bà (Ma chỉ mụn rỗ, Trần Ma Bà tức là người đàn bà mặt rỗ họ Trần),chủ quán cơm "Trần Hưng Thịnh phạn phô" tại Thành Đô sáng chế. Món ăn nổi tiếng đến mức nhiều người không nhớ tên gốc của quán mà quen gọi là "Trần Ma Bà đậu hủ điếm", ngang hàng với "Chính Hưng Viên" và "Chung Thang Viên" thành ba quán ăn nổi tiếng nhất Thành Đô. Danh tiếng của đậu hủ ma bà còn được nhắc đến trong tập thơ "Cẩm Thành Trúc Chi Từ Bách Vịnh " như sau:
Ma bà đậu hủ thượng truyện danh,
Đậu hủ hồng lai vị tối tinh.
Vạn phúc kiều biên liêm ảnh động,
Hợp cô xuân tửu túy tiên sinh.
Tứ Xuyên là nơi trứ danh với ẩm thực cay và nóng, vì vậy đậu hủ ma bà cũng không ngoại lệ. Thành phần chính của món này là đậu phụ non, mềm, thịt bằm và nhiều thứ gia vị cay nồng. Đậu hủ ma bà có thể dùng chung với cơm hoặc cũng có thể ăn không.
Hoành thánh
Hoành thánh, hay hồn-đồn, hoành thánh (miền Nam) hoặc vằn thắn (miền Bắc) là một món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, phổ biến ở nhiều nước Á Đông. Cách gọi "hoành thánh" hoặc "vằn thắn" được cho là xuất phát từ âm Quảng Đông của chữ 雲吞 ([wɐn˨˩ tʰɐn˥]),mà âm Hán Việt là "vân thôn", có nghĩa là "nuốt mây". Ngoài khu vực Quảng Đông người Hoa gọi là 餛飩 (pinyin: hún tún, âm Hán Việt: "hồn đồn").
Nhân Hoành thánh làm từ thịt heo, hải sản và rau băm nhỏ,gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín.Sau khi hấp xong,vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong. Viên hoành thánh còn được gọi là sủi cảo (水餃, thủy giảo),hoành thánh nhân tôm được gọi là há cảo (hà giảo).
Hoành thánh có thể là một món riêng ăn kèm với xốt gia vị. Hoành Thánh cũng có thể được dùng trong món mì hoành thánh, súp hoành thánh.
Món hoành thánh theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, biến đổi thành món mì hoành thánh không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa. Trong món mì hoành thánh tại Việt Nam có hoành thánh (sủi cảo) làm từ thịt nạc và tôm tươi, xá xíu thái mỏng, trứng gà luộc, gan lợn, nấm hương, cải xanh, hẹ; sợi mì làm từ bột mì và trứng. Để làm nước dùng, người ta ninh xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc, và vỏ tôm.
Mì xào
Nguồn gốc của món mì xào được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Món mì được nhắc đến lâu đời nhất lần đầu tiên được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ Chinaat, Lạt gia (喇家),thuộc văn hóa Tề gia (齐家) ở Thanh Hải, tỉnh Sơn Đông. Có thể người dân địa phương quyết định làm khô hoặc chiên ngập dầu mì đã chuẩn bị để giữ được lâu hơn nhưng người sáng chế thực sự của công thức này vẫn chưa được biết.
Các phiên bản khác nhau của công thức này dần dần lan rộng khắp châu Á và giờ đây mỗi tỉnh hoặc khu vực châu Á sẽ có những biến thể công thức riêng bao gồm mì xào.
Các nền ẩm thực khác nhau ở châu Á làm cho gạo, lúa mì, đậu xanh, khoai tây hoặc tinh bột dong riềng, kiều mạch, acorn và mì ngô được luộc và chiên để ăn kèm với rau, thịt hoặc nước thịt. Công thức nấu ăn có thể yêu cầu mì giòn chiên giòn được phục vụ trên nước súp hoặc họ có thể yêu cầu mì luộc sau đó chiên với các gia vị khác. Mì xào bán sẵn cũng có sẵn phải được đun sôi với sữa hoặc nước dùng. Thịt, gà hoặc rau có thể được thêm vào mì chiên ngập dầu trong súp hoặc nước thịt để làm mì xào.
Mì được phục vụ như một món ăn chính với nước thịt nhưng chúng có thể được chiên và phục vụ với nước thịt rưới lên trên.
Dim Sum
Dim sum là một trong những món ăn Quảng Đông phổ biến nhất. Đây là thuật ngữ chỉ các món ăn nhẹ, điểm tâm bao gồm bánh bao, bánh cuốn, bánh ngọt và thịt, hải sản, món tráng miệng và các chế phẩm từ rau củ. Có hơn một nghìn món ăn dim sum tồn tại ngày nay.
Dim sum có nguồn gốc từ thành phố Quảng Châu. Người Quảng Đông thích uống trà vào buổi sáng hoặc trưa. Vì vậy, họ thường ăn dim sum trong các bữa tiệc trà vào bữa sáng và bữa trưa. Đây là một cách phổ biến để tụ tập với bạn bè và người thân hoặc có những cuộc gặp gỡ giao lưu.
Xá xíu
Xá xíu (chữ Hán: 叉燒, Tiếng Anh: Char siu, âm Hán Việt: xoa thiêu, tiếng Nhật: チャシュー Chashū) là một loại thịt heo quay hoặc nướng, xuất phát từ Quảng Đông. Theo nghĩa đen, xá xíu là "đốt/nướng xâu". Món này vốn bắt nguồn từ cách lấy thịt heo, lạng bỏ xương, ướp gia vị, xỏ ghim rồi đem nướng trên lửa. Thịt thường dùng là thịt vai, ướp mật ong, ngũ vị hương, xì dầu, chao, tương hoisin, bột màu điều và rượu.
Hỗn hợp gia vị trên làm cho món xá xíu có sắc đỏ. Đôi khi mạch nha được dùng quết lên để làm thịt óng ả thêm hấp dẫn. Thịt xá xíu thường có bán ở những hiệu thịt quay người Hoa, bán chung với vịt quay, heo quay. Thịt xá xíu có thể dùng làm nhân bánh bao, trộn với cơm chiên, hoặc ăn kèm với mì sợi hay cơm trắng. Ngoài ra xá xíu còn có thể ăn chung với xôi.
Tại Nhật Bản, xá xíu sẽ được làm theo một cách khác đi so với công thức của Quảng Đông: thay vì là một miếng thịt đem xiên nướng trên giá quay, người Nhật thường cuộn các dải thịt dài chồng lên nhau, trộn với bột bắp, muối, đường, tiêu cho đến khi đạt đến độ dày vừa ý, cho vào hun khói từ từ với ngũ vị, miso, shōyu, mirin và cắt thành từng miếng tròn. Xá xíu Nhật Bản rất được ưa dùng cho các món cơm, các loại mì ramen, tsukemen và các món hầm khác.
Trên đây Khoa Bảng đã giới thiệu với bạn những món ăn ngon và nổi tiếng tại nhiều vùng miền của Trung Quốc. Nếu có dịp đến đây hãy thưởng thức ẩm thực phong phú và đa dạng của vùng đất này nhé!